QUẢNG CÁO







Home
Trang chuyên mục
Sự tích các loài hoa
Chuyện hoa Hà Nội...
Tôi viết bài này gửi tới những người yêu hoa và tất cả những người phụ nữ của gia đình. Trong những ngày “giao hòa” giữa hai năm cũ mới, chắc chắn ai cũng phải nhờ những bông hoa, hoặc nói lời với tiên tổ, hoặc nói với những người đang sống, rằng một mùa xuân mới đang đến thật gần…


Hoa “bảo hành”

“Cô cứ về cắm, không tươi 7 ngày cô cứ mang đến đây giả tôi” - là người yêu và chơi hoa bao lâu nay mà tôi vẫn phải giật mình nhìn lại. Bà cụ cười móm mém, nếp khăn xưa vấn trên đầu, khuôn mặt bé nhỏ nhăn nheo trong chiều chạng vạng những ngày cuối đông (hay đầu xuân) thấp thoáng nét tần tảo và vẫn đượm hiền từ; trong thời buổi dù “buôn thúng bán bưng” nhưng phần đông không tránh khỏi những toan tính “cuối hôm đầu mai” ra chợ.

Chẳng tất tả, cũng chẳng nài ép: “Cô không mua thì tôi để mai. Cúc đại đóa này nếu mua trước Tết cô cứ để đến giữa rằm”. Cách diễn đạt và cách tính ngày tính tháng như thế có lẽ chỉ còn lại ở lớp người “cổ lai hy” hay trong những trang sách hoài niệm về một Hà Nội xưa với nỗi nhớ “làng lúa làng hoa” bên dòng sông Cái…

Bão tháng 7 vẫn một mình bán hoa giữa chợ

Bà cụ Minh, đã gần 70 tuổi, hàm răng đen nhánh ngày xưa giờ chiếc còn chiếc mất. Chợ phiên cũng tháng có đôi ngày, nhưng cụ thì chưa một ngày nghỉ chợ. Không biết có ai có cùng cảm xúc với tôi, thấy Hà Nội gần đến thế, riêng đến thế, khi nhìn thấy những thúng hoa lang thang mọi ngõ ngách, góc phố Hà nội.

Hàng hoa là giống khó chiều, đâu phải chỉ với khách mà với cả người bán.  Không chỉ với người trồng, ai đã từng một lần buôn hoa sẽ thấm cái cảm giác “nhìn nắng, ngóng mưa”. Mua được đến thúng rồi, giao đến tận tay từng người khách, nhìn họ đi khuất rồi mới là thôi, mà cũng chưa thôi ngay được “lúc bấy”. “Còn phải dặn người ta cô ạ. Hoa này cắm thế nào, bình gì, vặt bớt lá, cắt vạt gốc, thay nước. Thôi thì cũng là cái lụy, hoa đẹp vì người hay người đẹp vì hoa”…

Có một lần tình cờ tôi được nghe một người Nhật nói chuyện về thú chơi hoa. Ông bảo rất ngạc nhiên khi một lần xem truyền hình, thấy người hướng dẫn cắm hoa mục Khéo tay hay làm dạy cắt hoa bằng… kéo. Ông giải thích, hoa cần được nương nhẹ vì dễ tổn thương. Người Nhật chỉ dùng dao, mà phải là dao bén, và nhẹ nhàng cắt vát gốc hoa. Tôi thầm ước nếu ông không phải là người Nhật, tôi muốn mời ông đến thăm hàng hoa của bà cụ Minh, dù chỉ một lần…

Chơi hoa đâu dễ mấy người biết hoa?

Biết ở đây là biết chọn, biết chọn xong lại biết cắm, mà biết cắm không phải là biết cách bố cục mà còn là phối giữa các loại hoa. Bà cụ Minh lại thủng thẳng:

“Ngày Tết ngày nhất giờ không ai muốn ăn cỗ, mà đến chơi nhà người ta nhìn lên bàn thờ và nhìn lọ hoa. “Dơn” (lay-ơn) thường có 3 loại Thái Lan, Đà Lạt, Hải Phòng. Thái Lan thì có cẩm (phớt tím), đỏ “đô” (boóc-đô), hai da (hoa đỏ viền vàng hoặc ngược lại), phấn hồng và trắng. Đà Lạt có đỏ đô, pha và trắng sứ. Còn Hải Phòng có phấn hồng và trắng.

Thái Lan thì tôi tính Tết cũng phải 6, 7 chục, Đà Lạt thì 4, 5 chục, còn Hải Phòng thì 3, 4 chục. Nếu cắm Thái Lan cô cứ chọn đủ màu, nhưng đừng chung “di-lét” (vi-ô-lét) cô nhá. Chỉ Đà Lạt với Hải Phòng là cắm chung thôi. Mà di-lét cô nhớ chọn hoa Nhật Tân, thân dài cành thẳng, cuống xanh, cánh hóa dày, nụ mập, chớ chọn hoa thân cong lá héo mà chẳng chóng hoa nhạt cành lả ngay. Cúc đại đóa cô cũng nhớ nhìn cánh hoa và cánh lá, phải thắm, phải dày thì mới khỏe, mới lâu tươi. Phía đài còn đượm nụ mà bên ngoài hơi xòe nở là nhất. Còn đào phải là đào Nhật Tân. (Tôi chợt xót xa muốn thốt lên “Cụ ơi Nhật Tân giờ đâu còn, Xuân La Xuân Đỉnh cũng nhường cho cao ốc và đường nhựa hết cả rồi”, nhưng lại không nỡ ngắt lời bà. Người mẹ nào chẳng tha thiết khi nói về những đứa con của mình).

Hoa đào cô chọn cành nào thưa thưa hoa thôi mới đẹp. Mà nụ phải có 3 loại: nụ vối (to), nụ chè (nhơ nhỡ) và nụ “cốm” (hay nụ “dăm”) tí xíu thì mới đúng đào. Đào phải là đào bích, màu hồng tươi, cánh dày và kép. Lộc phải biếc, lá phải tươi, gốc đào phải mầu như da đồng cơ. Loại nào gốc xanh (như rau) ấy, chớ. Mà cái giống đào cây chỉ cần chạm gốc là mấy hôm rồi “rủ” (héo)…”.

Trời dần tối, cụ vẫn say sưa như thể mai đây ngày Tết, tôi sẽ ra mua cho cụ cả gánh hoa như cụ mong. Tôi chỉ hứa với cụ “Con sẽ ra trước Tết” mà không nói sẽ mua hoa gì. Có phải vì thế mà cụ không bỏ sót loài hoa nào, với ước ao chúng sẽ theo về đủ đầy dưới mái nhà tôi trong dịp năm hết xuân về. Dùng dằng nửa muốn về, nửa không muốn dứt, tôi dợm chân, cụ còn với theo “Cúc mua ngày 29, còn dơn 30 hãy mua con nhé!”.

Không thể là người mua hết cả “phần sân hoa” cho cụ (cụ bảo “ngày Tết, tôi cứ bày hoa ra cả một phần góc sân này, con cái tôi ở đâu tôi cũng gọi về bán hoa bằng hết”), tôi viết bài này gửi tới những người yêu hoa và tất cả những người phụ nữ của gia đình, trong những ngày “giao hòa” giữa hai năm cũ mới, chắc chắn ai cũng phải nhờ những bông hoa, hoặc nói lời với tiên tổ, hoặc nói với những người đang sống, rằng một mùa xuân mới đang đến thật gần…

À, mà tôi quên, bà cụ Minh bán hoa ở chợ Vĩnh Hồ, Hà Nội…

  • Điện Hoa Thăng Long theo Vietnamnet
  Mời bạn xem thêm
Sự tích hoa hồng
(Loài hoa phổ biến nhất trên thế giới - Món quà có giá trị vô tận mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Điện hoa Thăng Long xin gửi tới Quý bạn đọc truyền thuyết của loài hoa này. )
Sự Tích Hoa Quỳnh và Hoa Mẫu Đơn
(Theo truyền thuyết, ngày xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 - 617) ở Dương Châu, Trung Quốc, có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời trác táng, xa hoa, phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp... )
Chiêm ngưỡng vườn hoa lớn nhất thế giới
(Keukenhof là khu vườn trồng hàng nghìn loài tulip, cách thủ đô Amsterdam, Hà Lan, chừng hai giờ đi xe. Vào mùa xuân, khu vườn mở cửa đón hàng trăm nghìn du khách từ khắp thế giới. Ảnh do bạn Hà Công Cẩn gửi. )
Đà Lạt: Thế cái gì là Việt Nam?
(Đà Lạt vẫn quyến rũ cho dù có mai một đi ít nhiều những bản sắc riêng của cao nguyên huyền thoại, vẫn dấu trong mình một nét duyên không nơi nào có được…Nhưng khi trở về thành phố, tôi lại bâng khuâng hoài một câu hỏi từ ngày xưa: ...)
Đà Lạt ngày càng rực rỡ sắc hoa
(Trở lại Đà Lạt sau nhiều năm xa cách, một du khách bộc bạch: "Những tưởng với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, thành phố sẽ không còn nhiều hoa như xưa. Ai ngờ bây giờ Đà Lạt lại nhiều hoa và hoa còn đẹp hơn trước". )
Sài Gòn ơi, Hà Nội ghen tị lắm
(Mình thích cái cảnh sông nước miền Nam qua các bức ảnh, thích áo bà ba. Thích cái nắng ấm của Sài Gòn. Thích cái nhỏ nhẹ từ lời ăn tiếng nói đến dáng đi, cử chỉ của con gái trong đấy. Nhẹ nhàng và đáng yêu. )
Hà Nội mùa hoa loa kèn
(Hà Nội đang vào mùa loa kèn. Những cành hoa trắng xanh duyên dáng cùng lúc xuất hiện trên nhiều con phố, báo hiệu mùa hè chớm sang. Dưới đây là chùm ảnh do độc giả Trần Thái Dương gửi đến. )
Sự tích Hoa Tigon
(Từ lâu ai cũng biết về hoa Tigon - Loài hoa gắn với những ánh văn thơ lãng mạn. Điện Hoa Thăng Long xin giới thiệu tới Quý Khách hàng và bạn đọc truyền thuyết của loài hoa hình trái tim này. )
Viết cho người chưa yêu Sài Gòn...
(Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh là như thế đó. Đủ ngọt ngào để gọi về hạnh phúc. Đủ bình yên để gọi về ấm áp trong nụ cười. Đủ dịu dàng để gọi về niềm vui trong từng đôi mắt. Đủ trầm lắng để gọi về yêu thương… )
Ngôn ngữ các loài hoa
(Một bông hoa sẽ mang theo ý nghĩa gì? )
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐIỆN HOA NINH BÌNH - CN CÔNG TY ĐIỆN HOA THĂNG LONG TẠI NINH BÌNH

Phòng Điều Hành - Khai Thác - Xử Lý Thông Tin

 Tel:

(+84) 4 39765559
(+84) 4 39765560

 Fax:

(+84) 4 39765561 

Email: sales@dienhoathanglong.vn

Website: www.hoatuoininhbinh.com.vn


Sale 1

Sale 2

Sale 3

CHUYÊN MỤC
Đà Lạt rực rỡ hoa
Lá vàng rụng trong mùa thu, tại sao??
Anh đã quên kỷ niệm hoa nguyệt quế
Top 10 bài hát hay về mùa thu Hà nội.
Hương sắc mùa thu
QUẢNG CÁO